HomeTin tứcQuy định về giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập...

Quy định về giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân

Giảm trừ gia cảnh được xem là một chính sách của nhà nước nhằm đem lại lợi ích cho công dân có thu nhập chịu thuế. Câu hỏi về thuế thu nhập cá nhân được nhiều kế toán đặt ra khi tính đó là mức giảm trừ gia cảnh áp dụng với đối tượng nào? Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là gì? … Để tránh xảy ra những sai sót khi tính thuế thu nhập cá nhân, kế toán hãy tham khảo những thông tin dưới đây để nắm rõ hơn các quy định về giảm trừ gia cảnh.

Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh gồm những đối tượng đó là:

Con hợp pháp của người nộp thuế: từ con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng… chưa đến 18 tuổi (tính theo tháng). Với những người con trên 18 tuổi bị khuyết tật, không có khả năng lao động cũng được hưởng. Hoặc con đang theo học ở trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam hay nước ngoài chưa có thu nhập đều được xét giảm trừ.

Vợ (Chồng) của người nộp thuế: nếu vợ hoặc chồng không có khả năng lao động hoặc thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về khuyết tật, mắc các bệnh hiểm nghèo thì được tính giảm trừ. Người ngoài độ tuổi lao động hoặc mức thu nhập dưới 1 triệu/ tháng cũng được hưởng chế độ này.

tính thuế thu nhập cá nhân

Cha/mẹ của người nộp thuế: cha mẹ ruột, cha mẹ vợ, cha dượng, cha mẹ nuôi, mẹ kế hợp pháp của người nộp thuế được tính là đối tượng được giảm trừ gia cảnh nếu già yếu, không còn khả năng lao động, mắc bệnh hiểm nghèo.

Các cá nhân khác không nơi nương tựa: Trường hợp cá nhân không nơi nương tựa mà NNT nhận nuôi có giấy tờ hợp pháp, cá nhân đó không có khả năng lao động, mất sức lao động cũng được tính là đối tượng giảm trừ.

Hồ sơ chứng minh đối tượng giảm trừ gia cảnh: Để có thể được hưởng chính sách này, người nộp thuế cần phải làm đầy đủ những thủ tục cần thiết để được hưởng. Mỗi đối tượng đó sẽ được hưởng 3,6 triệu / năm, mỗi năm được hưởng 1 lần. Những trường hợp được hưởng chỉ áp dụng cho những người phải nộp thuế có mức lương từ 9 triệu/ tháng trở lên.

Đối với người trong độ tuổi lao động mà thuộc đối tượng “không nơi nương tựa” thì phải đáp ứng đồng thời những điều kiện: Bị khuyết tật, không còn khả năng lao động; thu nhập bằng không hoặc có thu nhập bình quân trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng.
Trường hợp người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ mọi nguồn thu không vượt quá 1 triệu đồng.

Đối với bản thân người nộp thuế thì nguyên tắc giảm trừ là:

– NNT có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tại một thời điểm NNT lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

– Trường hợp người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam khi cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời đi trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).

– Nếu cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng trong năm tính thuế thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế.

Các bước cần phải làm trước khi quyết toán thuế 

Phân biệt biên bản thu hồi và biên bản hủy hóa đơn

Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc

– NNT được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

– Khi NNT đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.

– Mỗi đối tượng phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Nếu có nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh cho một người nộp thuế.
 

Kết nối
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Có thể bạn quan tâm
Bài liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here