HomeBlogTHỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY DƯỢC PHẨM

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY DƯỢC PHẨM

Nhu cầu sử dụng thuốc chữa bệnh là một nhu cầu không thể thiếu của mọi người khi bệnh. Cũng vì thế ngành Dược trở thành một ngành nghề cao quý, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả mọi lĩnh vực.

Buôn bán dược phẩm mang lại lợi nhuận cao, thu hút nhiều dược sĩ buôn bán dược phẩm. Ngành dược ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của người bệnh do đó nó được liệt kê vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Vậy để kinh doanh dược phẩm thì chúng ta cần quan tâm điều gì? hãy cùng https://suckhoevochong.com đi tìm hiểu nhé.

Các hình thức kinh doanh dược phẩm :

– Sản xuất thuốc chữa bệnh

– Bán buôn thuốc chữa bệnh

– Bán lẻ thuốc chữa bệnh

– Xuất nhập khẩu thuốc

– Dịch vụ bảo quản thuốc chữa bệnh

– Sản xuất bao bì trực tiếp

Việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động của công ty tại sở kế hoạch đầu tư khách hoàn toàn và dễ dàng hơn nhiều trong việc xin giấy phép kinh doanh dược phẩm. Để xin được giấy phép thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ điều kiện  theo quy định pháp luật. Tùy thuộc vào hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp cần  phải  chuẩn bị các giấy phép sau:

– Chứng chỉ hành nghề dược đối với người chịu trahcs nhiệm bên dược về cơ sở bán thuốc chữa bệnh;

– Chứng chỉ nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc chữa bệnh;

– Giấy phép hoạt động ” thực hành tôtis nhà thuốc” đối với cơ sở bán lẻ;

– Giấy phép hoạt động ‘ thục hành tốt sản xuất thuốc” đối với cơ sở sản xuất;

– Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP đối với bao bì dược phẩm.

Thành lập công ty kinh doanh dược phẩm theo các quy định pháp luật:

Bước 1: Soạn hồ sơ và nộp tại Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ thực hiện thủ tục:

– Giấy đề nghị thành lập công ty.

– Điều lệ công ty mới

– Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông phù hợp với loại hình đăng ký

– Bản sao chứng thực của các giấy tờ cá nhân.

Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Sau 05-07 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh nếu như hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Khắc dấu và công bố mẫu con dấu.

Doanh nghiệp có quyền tự khắc con dấu, hình thức và nội dung con dấu cũng được doanh nghiệp tự quyết định tuy nhiên vẫn phải tuân thủ theo quy định pháp luật. 

Khi đã có con dấu, doanh nghiệp cần công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử về doanh nghiệp thì con dấu mới có hiệu lực.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải công bó việc thành lập doanh nghiệp trong 30 ngày trên cổng thông tin điện tử về doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp trốn sẽ bị thanh tra kiểm tra theo quy định.

Trân Trọng ! 

Xem thêm : 10 người viêm dạ dày 9 người hài lòng với cách này

 

 

Kết nối
16,985FansLike
2,458FollowersFollow
61,453SubscribersSubscribe
Có thể bạn quan tâm
Bài liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here